“Blue Hope” viên kim cương của những lời nguyền
Hope là viên kim cương được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda (Ấn Độ ngày nay) và sau đó được gắn vào bức tượng thần Sita trong một ngôi đền ở Ấn Độ. Vào năm 1642, một thương gia người Pháp tên là Jean Baptiste Tavernier đến Ấn Độ và sở hữu được viên kim cương xanh này.
Người ta kể rằng Tavernier đã móc viên kim cương trên khỏi một trong những con mắt trên tượng thần Sita, và do hành động báng bổ thánh thần đó, ngay sau khi dâng và bán nó cho vua Louis XIV, Tavernier đã gặp thảm kịch khi tới Ấn Độ trong một chuyến đi khác.
Khi Baptiste Tavenier dâng viên kim cương cho vua Louis XIV, vị vua này say mê sắc đẹp của nó nên đã cho chế tác lại thành hình trái tim và đặt tên cho nó là "Kim cương xanh của nhà vua" (Blue Diamond of the Crown). Công việc chế tác được giao cho Jean Pitau một thợ kim hoàn riêng của hoàng gia Pháp. Trong vòng hai năm, Jean Pitau đã chế tác, đánh bóng viên kim cương trước khi gắn nó vào một cây trâm cài áo. Khi đó viên kim cương có trọng lượng 68,3ct. Trong suốt thế kỷ XVIII, viên kim cương này là báu vật của triều đình Pháp
Viên kim cương đã mang lại bất ổn trong hoàng gia Pháp nhiều năm sau đó. Từ vua Louis XIV phải tự tử,vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette, sau một thời gian trị vì gây sự phẫn nộ trong nhân dân, cả hai vợ chồng đã bị chặt đầu tại cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.
Trong suốt cuộc khủng hoảng chính trị Pháp, rất nhiều đồ trang sức của hoàng gia bị đánh cắp, trong đó có viên kim cương quý này, đồ bị mất gồm những viên ngọc trên vương miện của họ, bao gồm cả viên kim cương Hope này cũng bị trộm mất.
Một thời gian sau đó, viên kim cương Hope xuất hiện ở Mỹ và thuộc sở hữu bởi Simon Frankel và Pierre Cartier. Viên kim cương này đổi chủ vài lần cho đến khi đến tay nhà buôn kim hoàn người Mỹ Pierre Cartier. Sau đó Cartier bán lại viên kim cương cho Evalyn Walsh McLean một người giàu có nhưng lập dị đã đồng ý mua khi nghe về lời nguyền của nó. Bà đã coi nó như một chiếc bùa may mắn, nhưng nó lại mang lại quá nhiều bất hạnh. McLean cùng chồng đã mua Hope vào năm 1912 và từ đó cuộc sống của họ trượt thẳng vào vòng xoáy bi kịch. Con trai của họ chết trong một tai nạn xe hơi còn đứa con gái tự tử, chồng McLean bỏ theo người phụ nữ khác và cuối cùng bà lên cơn điên và chết trong nhà thương điên.
Sau cái chết của Evalyn McLean, viên kim cương này đã được bán năm 1949 và được mua bởi một thương nhân New York tên là Harry Winston một nhà thiết kế nổi tiếng, ông đã mua viên kim cương này từ nhà McLean. Để tránh về lời nguyền của viên kim cương Hope, Winston đã quyết tâm tặng viên kim cương cho bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian, nơi hiện tại nó đang được trưng bày. Tuy vậy, người ta nói lời nguyền của viên kim cương mạnh đến nỗi khi nó được chuyển đến bảo tàng trong một chiếc hộp bằng đồng bởi James Todd, ông đã gãy chân khi bị xe tải đâm và còn hơn thế nữa, khi vợ ông qua đời sau cơn đau tim, con chó của ông bị vướng xích và bị thắt cổ chết, cuối cùng, căn nhà của ông bị cháy rụi.
Trong lịch sử, viên kim cương này đã mang lại quá nhiều bi kịch cho quá nhiều người, kể cả người chủ sở hữu và người thân của họ, cho đến những người liên quan gián tiếp. Hiện nay, Hope vẫn nằm yên ổn trong Viện Bảo tàng tự nhiên Smithsonian ở Washington, Mỹ. Và đến giờ, viên kim cương này chưa có dấu hiệu gì mang lại điềm rủi cho tổ chức trên.